Mũ bảo hiểm là một vật dụng quan trọng không thể thiếu của mỗi con người khi ra đường. Liệu bạn đã tìm hiểu được được hết tầm quan trọng của nón bảo hiểm đối với người điều khiển xe gắn máy trong quá trình tham gia giao thông chưa? Hãy cùng Nón Green tìm hiểu chi tiết về chức năng nón bảo hiểm ngay sau đây.

Tại sao bạn nên đội mũ bảo hiểm?

Đội mũ bảo hiểm trong quá trình tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy giúp giảm thiểu tối đa hậu quả do tai nạn giao thông gây ra, đặc biệt là giảm số lượng ca tử vong do chấn thương sọ não khi bị tai nạn giao thông.
chuc-nang-non-bao-hiem-1.jpg
 

Liên quan đến tình hình tai nạn giao thông, hiện nay theo thống kê gần đây thì số vụ tai nạn giao thông liên quan tới xe gắn máy chiếm tới 70%. Trong đó, chấn thương sọ não chiếm khoảng ⅔,  gây nên tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề về sau.

Để khắc phục tình trạng này cách tốt nhất là phải đội mũ bảo hiểm khi đi tham gia giao thông  trên tất cả các tuyến đường.

20 công dụng của nón bảo hiểm

Một chiếc mũ bảo hiểm tốt sẽ có rất nhiều công dụng. Để biết chi tiết hơn về công dụng của nón bảo hiểm hãy cùng nhau điểm qua 20 công dụng của nón bảo hiểm dưới đây: 

1. Giảm bớt chấn thương não bộ:

Đội mũ bảo hiểm giúp bảo vệ phần đầu, giả, lực va chạm mạnh tác động vào đầu, giúp hạn chế các chấn thương nặng ở vùng đầu.

2. Tạo sự thoải mái khi sử dụng:

Đội mũ bảo hiểm giúp không bị khuất tầm nhìn, bí hơi hay nhức mỏi cổ khi chạy xe.

3. Bảo vệ tính mạng cho con người:

Khi đội mũ bảo hiểm giúp giảm được hậu quả do tai nạn giao thông gây ra đối với người ngồi trên xe mô tô, gắn máy.

Xem thêm: Quảng cáo trên nón bảo hiểm có thực sự hiệu quả?

4. Giảm được nhiều tổn thất:

Theo ủy ban An toàn giao thông Quốc gia 70% số tai nạn giao thông ở Việt Nam đều liên quan đến xe máy. Theo các nhà nghiên cứu mũ bảo hiểm có khả năng hạn chế chấn thương do tai nạn giao thông lên đến 69%

5. Hỗ trợ việc lái xe thuận tiện khi trời mưa:

Ai cũng biết khi di chuyển dưới trời mưa, nước mưa bắn trực tiếp vào mặt gây đau rát, tầm nhìn bị hạn chế, kiểm soát được tay lái kém. Một chiếc mũ bảo hiểm fullface hoặc ¾  là giải pháp tốt nhất cho bạn.

6. Chống nắng, chống tia UV để bảo vệ mắt:

Theo nghiên cứu khoa học gần đây, mắt thường xuyên tiếp xúc tia cực tím làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như đục thủy tinh thể, viêm giác mạc, ung thư mắt,... 

7. Bảo vệ làn da vùng mắt:

tác hại của ánh nắng mặt trời làm cho vùng da xung quanh mắt xuất hiện dấu hiệu rám nắng, sạm da.

8. Thỏa mãn tính thời trang phong cách:

Nón bảo hiểm  khá đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã dành cho những bạn có phong cách bụi bặm, cá tính. Đến những người yêu thích đơn giản, nhẹ nhàng mà vẫn giữ được sự trẻ trung, năng động.

Hơn thế nữa, nếu người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, khi xảy ra tai nạn sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần của người thân và xã hội. Đặc biệt gây ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội.

Đội mũ bảo cũng là cách để bảo vệ những người thân, gia đình. Nếu bạn của ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thì những người thân của bạn sẽ noi theo.

Ngoài ra, Với một chiếc mũ bảo hiểm cũ, bạn có thể để biến chúng thành các vật dụng trang trí như: Làm chậu hoa, loa, đèn hay chỉ đơn giản là vật trang trí đầy sáng tạo, mang đậm dấu ấn rất riêng.

Mũ bảo hiểm thế nào đạt chuẩn an toàn?

Trên thị trường hiện nay rất nhiều mũ bảo hiểm có mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng khác nhau. Làm sao để tìm kiếm được một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn an toàn? Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn: 

Về bề ngoài mũ

Mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn bắt buộc phải có tem hợp quy CR (QCVN). Khi  đội mũ thì sẽ luôn có cảm giác chắc chắn và thoải mái. Các đường nét trên mũ sắc sảo vì được chế tác kỹ lưỡng. Còn đối với mũ giả, thường không có tem CR, mù mờ về thông tin sản xuất. Lớp vỏ ngoài không được trơn tru, phần sơn dễ bị bong tróc.
chuc-nang-non-bao-hiem-3.jpg
 

Tem mũ bảo hiểm đạt chuẩn

Phần thân và bên trong của mũ đạt chuẩn phải được in thông tin bằng mực không phai, sắc nét và không có dấu hiệu xóa hay chỉnh sửa. Phần tem cần có đầy đủ các thông tin về ngày sản xuất, địa chỉ sản xuất, kích cỡ, đặc điểm và hướng dẫn sử dụng.

Lớp vỏ mũ

Lớp vỏ mũ bảo hiểm đạt chuẩn  phải được sản xuất bằng các loại nhựa cao cấp, dày, và cứng như nhựa ABS, PVC. Vỏ mũ tốt sờ vào sẽ thấy nhẵn, mịn và khó vỡ khi va đập.

Phần lõi xốp

Phần xốp của mũ tiêu chuẩn dày, chắc chắn, có độ đàn hồi cao, có sự kết dính với vỏ mũ. Ngược lại, lớp xốp của mũ không đạt chất lượng đa phần sẽ rất mềm, bị lún nếu ấn tay vào và rất dễ bong ra, một số loại thậm chí còn không có cả mút lót.

Dây đeo

Phần dây đeo của mũ chất lượng cao có nhiều lớp, chắc chắn, kết với phần vỏ mũ. Còn dây đeo của mũ kém chất lượng có dây rất mỏng, dễ bị giãn hoặc là bung ra khi kéo căng. Phần khó của mũ là nhựa xấu, nên rất dễ bị gãy và giòn.

Kiểu dáng

Mũ tốt có kiểu dáng dạng truyền thống, thường là các dạng mũ nửa đầu, ¾ hoặc cả đầu, phần lưỡi trai của mũ thường không dài quá 70 mm. Mũ giả thường có kiểu dáng thời trang, đa dạng về mẫu mã và màu sắc bắt mắt.

Phân phối và bảo hành

Mũ bảo hiểm chuẩn thường được bày và bán trong các cửa hàng có địa chỉ cố định và liên hệ trực tiếp hãng sản xuất. Mũ kém chất lượng lại được bày bán tràn lan ở vỉa hè, các sạp hàng tạp hóa nhỏ lẻ, hoàn toàn không có bảo hành và địa chỉ liên kết.

Xem thêm: Cách đo size nón kết chuẩn, lựa chọn được chiếc mũ ưng ý

Giá mũ bảo hiểm đạt chuẩn

Mũ bảo hiểm chuẩn có giá giao động từ 200 ngàn đến vài triệu đồng. Khác với giá mũ bảo hiểm đạt chuẩn, mũ kém chất lượng chỉ từ vài chục đến 100 ngàn đồng.

Cấu tạo mũ bảo hiểm đạt chuẩn D.O.T?

  • Vỏ mũ bảo hiểm phải được sản xuất từ chất liệu nguyên sinh, có độ bền cao, chống va đập tốt. Xốp EPS cao cấp, được thiết kế với độ nén tỷ trọng cao. Đồng thời, có chức năng hấp thụ xung động khi mũ va đập mạnh.
  • Lớp vải lót được thiết kế tiếp xúc trực tiếp với đầu, giúp tạo độ êm ái, thoải mái khi đội cùng với các lỗ nhỏ li ti giúp chống khuẩn và thoáng khí hiệu quả.
  • Phần quai đeo đạt chuẩn phải tạo sự cân bằng, có tác dụng giữ đầu không bị xô lệch khi xảy ra va chạm và có thể điều chỉnh được kích cỡ phù hợp. Tem CR nằm ở phần sau mũ để phân biệt hàng giả, hàng kém chất lượng.
  • Kính chắn gió được làm từ chất liệu nhựa cao cấp, chống vỡ, chống va đập mạnh hạn chế trầy xước nhưng vẫn dễ dàng nhìn thấy được những hình ảnh chân thực nhất khi kéo xuống.
  • Khe thông gió được bố trí một cách khoa học để giúp thoáng khí, không gây bí bách, nóng đầu và gây tình trạng đổ mồ hôi.

Q&A nón bảo hiểm

Hãy cùng chúng tôi trao đổi qua về một số câu hỏi đang được quan tâm hiện nay.

Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu?

Người điều khiển mô tô, xe gắn máy sẽ bị xử phạt nếu:

  • Bản thân người điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm; chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm.
  • Bản thân người ngồi sau xe không đội mũ bảo hiểm.

Ngoài ra, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện và các loại xe tương tự có đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt nếu:

  • Không cài dây quai đúng quy cách
  • Mũ bảo hiểm không đúng quy định, không phải loại mũ dành cho mô tô, xe máy.
  • Mức phạt dành cho người tham gia giao thông khi không đội mũ bảo hiểm: Theo Nghị định 100 do Chính phủ ban hành bắt đầu từ ngày 01/01/2020, mức phạt đối với người vi phạm không đội mũ bảo hiểm là từ 200.000- 300.000 đồng.

Mũ bảo hiểm tái chế được không?

Hầu hết, các mũ bảo hiểm cũ bị trầy xước, bị rạn, nứt do va chạm đều có thể tái chế được. Đặc biệt, các loại mũ có kích cỡ to, chiều sâu như mũ fullface hoặc mũ 3/4 rất thích hợp để sử dụng lại. Bằng khả năng nghệ thuật,bạn có thể sáng tạo chiếc mũ bảo hiểm ra muôn hình vạn trạng khác nhau.

Tái chế mũ bảo hiểm thành chậu hoa

Ở góc làm, bạn có thể thiết kế chiếc mũ bảo hiểm cũ trở thành một chậu hoa nhỏ. Đầu tiên, hãy tháo bỏ các lớp đệm, lớp xốp bên trong mũ bảo hiểm. Sau đó, hãy dùng búa và đinh đục vài lỗ nhỏ lên vỏ mũ để thoát nước. Phần dây quai và khóa dùng để làm dây treo chậu hoa lên cửa sổ, hàng rào. 

Sau khi hoàn thành xong chiếc chậu bằng mũ bảo hiểm cũ bạn đổ đất vào và có thể trồng những loài hoa mà bạn yêu thích.

Đèn ngủ được làm từ mũ bảo hiểm

Với kích thước to như mũ bảo hiểm có thể thiết kế được một chiếc đèn ngủ là điều rất tuyệt vời. Tại một số quán cafe siêu chất đã tái chế mũ bảo hiểm thành những chiếc đèn nhiều màu sắc để trang trí. Bằng cách này cực sẽ giúp không gian quán tính thẩm mỹ, nghệ thuật.

Tái chế mũ bảo hiểm thành vật trang trí

Ngoài việc sáng tạo một chiếc mũ bảo hiểm thành đèn ngủ, nếu bạn đủ khéo tay, bạn hoàn toàn có thể tái chế chúng thành các vật dụng để bàn như loa, động vật, ….. Chắc chắn, căn phòng của bạn sẽ trở nên độc đáo và đầy tính sáng tạo.

Một số lưu ý khi tái chế mũ bảo hiểm

Tái sử dụng mũ bảo hiểm là một việc làm vô cùng ý nghĩa với môi trường. Vì các sợi carbon hay nhựa ABS đều phải mất ít nhất vài triệu năm để phân hủy. Tuy nhiên, bạn cũng cần cẩn thận khi thực hiện tái chế mũ bảo hiểm:

  • Thứ nhất, vỏ mũ bảo hiểm rất cứng nên khi thực hiện thao tác đục lỗ, cắt mũ cần hết sức lưu ý. Nếu không cẩn thận bạn có thể sẽ bị trầy xước hoặc đứt tay.
  • Thứ hai, phun sơn màu để tạo hình cho mũ bảo hiểm cũ cần đeo khẩu trang và đứng ở xa. Bởi sơn phun có mùi rất độc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
  • Thứ ba, Với các loại mũ bảo hiểm hư hỏng quá nặng thì không cần tái chế mà hãy vứt vào đúng nơi quy định.
  • Thứ tư, khi treo mũ trên cao nên cố định dây chắc chắn. Vì nếu điểm cố định bị lỏng, mũ rơi xuống sẽ gây tổn hại cho chính bạn và người thân.

Nón bảo hiểm có thể thay thế nón bảo hộ không?

Nón bảo hộ là vật dụng không thể thiếu mà người lao động cần trang bị khi tham gia làm việc. Người lao động khi sử dụng nón sẽ thấy hình dáng của nón khá giống với nón bảo hiểm, mọi người sẽ đặt ra câu hỏi là giữa nón bảo hộ và nón bảo hiểm có điểm gì khác biệt? 

  •  Nón bảo hiểm làm bằng nhựa cao cấp, bên trong có lớp xốp, quai thiết kế giữ chặt nón với đầu. Nếu xảy ra tai nạn thì nón bảo hiểm sẽ giúp giữ chặt với đầu hạn chế được một số chấn thương có thể dẫn đến tử vong.
  • Trong khi đó, Nón bảo hộ được dùng để công nhân đội trong các công trình xây dựng. Nhằm chống những vật liệu xây dựng nặng rơi từ trên cao xuống hoặc vật nhọn rơi trúng... Do đó, trên bề mặt nón thường có những lằn gân, bên trong không có xốp mà thay thế bằng vùng đệm bằng nhựa.
  •  Hai loại nón này đều có chức năng bảo vệ, tuy hình dáng của chúng khá giống nhau và đều đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tuy nhiên về mặt cấu tạo và công năng sử dụng của 2 loại mũ này thì hoàn toàn khác nhau.
  •  Trong một cuộc thảo luận về an toàn lao động, nhiều nhà chức trách đã khẳng định không thể thay thế nón bảo hiểm cho nón bảo hộ lao động được và ngược lại.
  • Nón bảo hiểm được chế tạo để chịu được lực theo phương nằm ngang chứ không có tác dụng chống lực theo phương dọc. Chỉ với điểm này đã cho thấy sự khác biệt rõ nhất giữa hai loại nón. Bởi chúng được sử dụng vào môi trường hoạt động khác nhau nên việc thay thế là hoàn toàn không phù hợp.

Tạm kết

Như vậy, Bài viết này đã mách bạn Chức năng nón bảo hiểm dành cho người tham gia giao thông chuẩn nhất. Nếu bạn muốn biết chi tiết hơn về mũ bảo hiểm hãy ghé Nón Green. Đây là địa điểm cung cấp mũ bảo hiểm uy tín nhất.
---
 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT GREEN